Tình hình phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới?

Ngày cập nhật 9 Tháng Tư 2012

Trong câu hỏi này, chúng tôi sẽ trả lời dựa trên 2 yếu tố, đó là: Xu hướng nghiên cứu cây trồng biến đổi gen trên thế giới và tình hình thương mại hoá cây trồng chuyển gen.

  1. Xu hướng nghiên cứu cây trồngbiến đổi gen trên thế giới

Cây trồng chống chịu thuốc diệt cỏ

Nhiều loại cây trồng đã được biếnđổi gen nhằm kháng lại thuốc diệt cỏ phổ rộng. Các cây trồng chuyển gen nàychứa các gen giúp chúng phân huỷ các thành phần hoạt động trong thuốc diệt cỏ,khiến chúng trở thành vô hại. Nông dân có thể dễ dàng loại bỏ cỏ dại trong suốtvụ mùa và thoải mái chọn lựa thời điểm phun thuốc. Cây trồng kháng thuốc diệtcỏ không cần hoặc cần rất ít việc làm đất. Những người phản đối cho rằng việcsử dụng cây trồng kháng thuốc diệt cỏ có thể dẫn đến tăng sử dụng thuốc diệtcỏ, kích thích sự kháng thuốc diệt cỏ ở cỏ dại, và hủy hoại đa dạng sinh họcnông nghiệp.

Gần đây, hai hệ thống cây trồngkháng thuốc diệt cỏ được phát triển đối với đậu nành, ngô, củ cải dầu và bônglà: RoundupReady và Liberty Link.

Cây trồng kháng bệnh

Các cây trồng có thể bị bệnh gây rabởi các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, giun tròn và các tác nhan khác. Nhiều các phương pháp công nghệ cao được đề xuất nhằm bảo vệ thực vật khỏi các tác hạinày. đến nay, hầu hết các mối quan tâm tập trung vào các thực vật chuyển gen kháng virus, nhưng việc sử dụng công nghệ sinh học để kháng nấm, vi khuẩn hay giun tròn cũng được quan tâm.

Thực vật với thành phần thay đổi

Ngày càng nhiều giống cây trồngchuyển gen mới được khảo nghiệm với đặc tính tăng giá trị và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp và của người tiêu dùng.

Các thực vật chuyển gen mới vớithành phần biến đổi đem lại nhiều lợi ích cho công nghiệp và người tiêu dùng. Chẳng hạn khoai tây với thành phần tinh bột biến đổi và các hạt dầu được dùng để thay thế các sản phẩm dầu mỏ là mối quan tâm của công nghiệp. Người tiêu dùng có nhiều lợi ích từ thế hệ cây trồng biến đổi gen tiếp theo, thế hệ củagạo với mức độ tăng cường cao của sắt, vitamin A hay dầu thực vật có thể làmgiảm nguy cơ bệnh tim…

Cây trồng chống chịu áp lực

Các nhà sinh học thực vật sử dụng công nghệ sinh học để hoàn thiện cách thức khiến các thực vật có thể thích nghi hơn với các thách thức môi trường như hạn hán, mặn hay nhiệt độ khắc nghiệt.

– Chịu hạn: Một cách tạo ra thực vậtchịu hạn là lấy gen từ thực vật có khả năng chịu hạn và chuyển vào cây trồng. Các thực vật hồi sinh (Xerophyta viscosa), nguồn gốc từ vùng khô hạn phía nam châu Phi, chứa gen mã hoá duy nhất một protein trong thành tế bào. Thực nghiệm chỉ ra rằng các thực vật nhận gen này có khả năng chịu áp lực của hạn hán và độ mặn cao.

– Chịu mặn: Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các thực vật có khả năng chịu mặn cao chứa nồng độ cao chất glycinebetaine. Hơn nữa, thực vật có khả năng chịu mặn trung bình có nồng độ trung bình và thực vật với khả năng chịu mặn thấp có ít hay không chứa chấtglycinebetaine. Khoai tây chuyển gen với khả năng sản sinh nhiều glycinebetaine tăng khả năng chịu mặn.

Loại bỏ chất ô nhiễm

Thực vật và vi sinh vật có thể được cải biến để tăng khả năng hấp thu kim loại nặng và phân huỷ các sản phẩm dầu.

Các biện pháp công nghệ sinh họcđược áp dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm.

Thực vật biến đổi gen được biến đổi để tích luỹ nồng độ cao các kim loại độc. Một ví dụ của biện pháp này là việcsử dụng cây dương liễu với khả năng hút catmi từ đất ô nhiễm. Kim loại độc này được rễ cây hút nhanh chóng và sau đó được dự trữ trong gỗ và lá để loại đi.Nhiều thực vật có khả năng hấp thu lượng nhỏ kim loại nặng.

2.Tình hình thương mại hoá cây trồng chuyển gen

Theo công bố mới đây của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA),trong năm 2011, cây trồng biến đổi gen đã được 16,7 triệu nông dân tại 29 nước đưa vào canh tác trên diện tích 160 triệu ha. Trong số 29 nước canh tác cây trồngbiến đổi gen này có tới 19 nước đang phát triển và 10 nước công nghiệp. Vớidiện tích năm 2011 tăng tới 94 lần so với năm 1996, cây trồng biến đổi gen trởthành công nghệ cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử gầnđây.

Năm nước đang phát triển đứng dầu vềdiện tích trồng cây trồng CNSH là Ấn Độ và Trung Quốc ở châu Á, Brazil vàArgentina ở châu Mỹ Latinh và Nam Phi trên lục địa châu Phi, đại diện cho 40%dân số toàn cầu.

Hoa Kỳ tiếp tục là nước có diện tíchtrồng cây CNSH lớn nhất trên toàn cầu với 69,0 triệu ha, với tỷ lệ áp dụngtrung bình gần 90% trên tất cả các loại cây trồng công nghệ sinh học. Diện tích trồng cỏ linh lăng RR lại tiếp tục lên đến 200.000 ha, cộng với 475.00 ha của củ cải đường RR. Đu đủ kháng virut từ Mỹ đã được phép tiêu dùng như một loại trái cây tươi/ thực phẩm ở Nhật Bản, có hiệu lực từ tháng 12 năm 2011.

Từ năm 1996 đến 2010, cây trồng CNSH đã đóng góp cho an ninh lương thực, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu bằng cách tăng sản lượng cây trồng với trị giá 78,4 tỷ USD; tạo một môi trường tốt hơn, bằng cách tiết kiệm 443 triệu kg thuốc trừ sâu; riêng năm 2010 đã giảmlượng khí thải CO2 19 tỷ kg, tương đương với gần 9 triệu xe ô tô trên đường;bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 91 triệu ha đất; và giúp xoá đói giảm nghèo bằng cách giúp đỡ 15 triệu nông dân nhỏ, những người nghèo nhất thế giới.

Diện tích cây trồng biến đổi gen năm2011 theo quốc gia

Nguồn: Clive James, 2011

STT Quốc gia Diện tích

(triệu ha)

Loại cây trồng biến đổi gen
1 Hoa Kỳ 69,0 Ngô, đậu tương, bông, cải dầu, củ cải đường, cỏ linh lăng, đu đủ, bí đao
2 Brazil 30,3 Đậu tương, ngô, bông
3 Argentina 23,7 Đậu tương, ngô, bông
4 Ấn Độ 10,6 Cải dầu, ngô, đậu tương, củ cải đường
5 Canada 10,4 Cải dầu, ngô, đậu tương, củ cải đường
6 Trung Quốc 3,9 Bông, đu đủ, cà chua, tiêu ngọt
7 Paraguay 2,8 Đậu tương
8 Pakistan 2,6 Bông
9 Nam Phi 2,3 Ngô, đậu tương, bông
10 Uruguay 1,3 Đậu tương, ngô
11 Bolivia 0,9 Đậu tương
12 Úc 0,7 Bông, cải dầu
13 Philippines 0,6 Ngô
14 Myanmar 0,3 Bông
15 Burkina Faso 0,3 Bông
16 Mehico 0,2 Bông, đậu tương
17 Tây Ban Nha 0,1 Ngô
18 Colombia <0,1 Bông
19 Chile <0,1 Ngô, đậu tương, cải dầu
20 Honduras <0,1 Ngô
21 Bồ Đào Nha <0,1 Ngô
22 Cộng hòa Czech <0,1 Ngô
23 Phần Lan <0,1 Ngô
24 Ai Cập <0,1 Ngô
25 Slovakia <0,1 Ngô
26 Rumani <0,1 Ngô
27 Thụy Điển <0,1 Cà chua
28 Costa Rica <0,1 Bông, đậu tương
29 Đức <0,1 Cà chua