Công nghệ sinh học là gì?

Ngày cập nhật 10 Tháng Tư 2012

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam, công nghệ sinh học (CNSH) là khoa học kĩ thuật tổng hợp lấy sinh học làm cơ sở, nghiên cứu các phương pháp ứng dụng, các khám phá về sinh học để sản xuất ở quy mô lớn các cơ thể hữu ích hoặc sản phẩm của chúng.

 

CNSH được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như công nghiệp, nông nghiệp, y học, bảo vệ môi trường, v.v..Có thể kể đến: công nghệ enzim phục vụ công nghiệp và y học; công nghệ chuyển gen ở cây trồng và vật nuôi; công nghệ lên men; công nghệ nuôi cấy mô và tế bào; công nghệ xử lý môi trường (kể cả việc thu hồi kim loại từ quặng nghèo hoặc quặng phế thải), việc chuyển hoá các phế thải thành năng lượng sinh học…các vi sinh vật mang gen tái tổ hợp có thể được dùng để sản xuất các loại vacxin thế hệ mới và nhiều dạng dược phẩm khác, v.v.. CNSH còn nhằm tạo ra cácchip DNA, các bộ cảm thụ sinh học, nhân bản vô tính.

Trong nông nghiệp, CNSH được áp dụng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao sức chống chịu và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí năng lượng trong quá trình sản xuất, tận dụng chất phế thải. Các hướng chính của CNSH phục vụ trồng trọt:

1) Sử dụng kĩ thuật nuôi cấy mô và tế bào, tạo cây đơn bội, rút ngắn thời gian chọn giống, chọn các đột biến từ mô, tế bào để gây các giống chịu mặn, chịu phèn, chịu bệnh, vé máy bay hà nội đà lạt
vé máy bay đi hàn quốc các giống giàu protein và axit amin, các giống hoa quả có phẩm chất cao đặc biệt. Dùng kĩ thuật dung hợp chất nguyên sinh để lai xa giữa các loài.

2) Tăng cường khả năng cố định nitơ của các loài vi khuẩn,sản xuất các loại phân vi sinh vật cố định nitơ, dùng kĩ thuật gen để chuyểntính cố định nitơ vào các loại vi khuẩn và thực vật không có khả năng đó.

3) Sản xuất các loại thuốc trừ sâu bệnh bằng phương pháp vi sinh. Trong chăn nuôi, CNSH được ứng dụng theo các hướng:

  1. a) Tạo giống các nguồn sinh khối vi sinh vật có hàm lượng protein cao để làm thức ăn chăn nuôi, tạo các thức ăn bổ sung (axit amin, vitamin) cho vật nuôi.
  2. b) Tạo các chất hocmon và vacxin, thuốc thúy mới.
  3. c) Xử lí các chất thải trong chăn nuôi bằng quá trình lên men kị khí để làm sạch môi trường và tạo ra nguồn năng lượng bổ sung.