Tình hình nghiên cứu sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam?

Ngày cập nhật 9 Tháng Tư 2012

Công nghệ sinh học là một trong những ngành công nghệ quan trọng của thế kỷ 21 với nhiều ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta cũng có những chủ trương khẳng định vai trò của phát triển CNSH trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị số 50/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định “công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”

 

Tuy nhiên, CNSH là một lĩnh vực còn mới ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng GMO mới đang bước những bướcđầu tiên trên quá trình phát triển. Các nghiên cứu về GMO mới chỉ diễn ra trongquy mô phòng thí nghiệm và tập trung ở một số viện nghiên cứu đầu ngành trongcả nước thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nghiêncứu tạo GMO chủ yếu trên đối tượng vi sinh vật, thực vật, động vật và được tiếnhành ở các phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học và Viện Sinh học Nhiệtđới. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các nghiên cứu thường đượctiến hành trên đối tượng thực vật tại Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Nghiêncứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, một số trường đại học như Đại họcQuốc gia Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệpgần đây cũng tham gia nghiên cứu tạo các vi sinh vật và thực vật biến đổi gen.Cần nhấn mạnh rằng, hiện nay hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm (Phòngthí nghiệm trọng điểm về công nghệ gen, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ tếbào động vật, công nghệ enzyme và protein) mới được xây dựng (chủ yếu đặt tạicác viện nghiên cứu và trường đại học kể trên) đã và đang tham gia tích cực vàocác hoạt động nghiên cứu tạo GMO.

Nhìn chung, trong quy trình nghiêncứu tạo các sinh vật biến đổi gen, bước quan trọng đầu tiên được thực hiện nhiềuở Việt Nam là phân lập, tuyển chọn các gen quý có giá trị ứng dụng cao tiến tớisử dụng để chuyển vào sinh vật nhận nhằm tạo nên những giống lý tưởng. Một sốgen có giá trị nông nghiệp đã được tuyển chọn bao gồm gen chịu hạn, lạnh, khángbệnh ở lúa; gen cry và vip mã hóa các protein độc tố có hoạt tính diệt côntrùng của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), gen mã hóa protein bất hoạt hóaribosome ở cây mướp đắng và gen mã hóa α-amylase của cây đậu cô ve có hoạt tínhdiệt côn trùng; gen mã hóa protein vỏ của virus gây bệnh đốm vòng ở cây đu đủ;gen mã hóa kháng nguyên vỏ của các chủng virus dại… Các gen có giá trị y dượcphải kể đến các gen mã hóa cho một số kháng nguyên của virus và vi khuẩn nhưgen mã hóa kháng nguyên E của virus Dengue typ I và typ II sử dụng trong chẩnđoán sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue. Song song với những nghiên cứu trên,hướng nghiên cứu thiết kế các vector mang gen có giá trị chủ yếu để biểu hiệntrong vi khuẩn và trong thực vật được thực hiện ở nhiều phòng thí nghiệm trên cảnước. Trên đối tượng thực vật, hướng nghiên cứu hoàn thiện các phương phápchuyển gen và các quy trình tái sinh cây khởi đầu cho những nghiên cứu chuyểngen có giá trị vào các đối tượng cây trồng cũng nhận được sự quan tâm của nhiềunhóm tác giả. Gần đây, hướng nghiên cứu nuôi cấy tế bào động vật nhằm hoànthiện quy trình tiến tới sử dụng để biểu hiện gen trên tế bào động vật nuôi cấycũng bắt đầu được tiếp cận nghiên cứu.

Trên cơ sở đó, các nghiên cứu chuyểngen có giá trị vào sinh vật nói chung và cây trồng nói riêng đã và đang đượctiến hành trên nhiều đối tượng với nhiều nguồn gen khác nhau. Đối với vi sinhvật, rất nhiều chủng vi khuẩn, nấm men tái tổ hợp có giá trị y dược và nôngnghiệp đã được tạo ra. Các chủng này chủ yếu được ứng dụng trong sản xuấtvaccine tái tổ hợp; trong chẩn đoán một số bệnh do vi khuẩn, virus gây ra;trong sản xuất các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh, làm sạch môi trường; hay cácchế phẩm phân bón vi sinh… Đối với thực vật, gen Xa21 kháng bệnh bạc lá do vikhuẩn ở lúa gây ra và gen Cry kháng côn trùng đã được chuyển vào lúa; gen khángvirus đốm vòng được chuyển vào cây đu đủ; gen Cry và gen chịu hạn được chuyểnvào cây bông; gen Cry và gen Bar kháng thuốc diệt cỏ được chuyển vào các câythuốc lá, đậu xanh, cải, cà tím, cây bông, cây ngô. Trên đối tượng động vật,gen hormone sinh trưởng đã được chuyển vào cá chép. Kết quả của những nghiêncứu trên là những GMO đã được tạo ra và lưu giữ trong điều kiện phòng thínghiệm.

Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc nghiêncứu và ứng dụng CNSH (trong đó có nghiên cứu và ứng dụng GMO), Chính phủ đã banhành nhiều chương trình, đề án về ứng dụng CNSH trong các ngành như: Chươngtrình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và pháttriển nông thôn đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg);Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg)… Các chương trình và đềán này chính là những định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu và ứng dụngCNSH nói chung và GMO nói riêng trong thời gian tới ở Việt Nam.