Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học có đề cập đến vấn đề tăng cường năng lực không và hiện có những sáng kiến nào trong việc thực thi vấn đề này?

Ngày cập nhật 9 Tháng Tư 2012

Điều 22 của Nghị định thư có đề cập tới nội dung xây dựng năng lực thực thi Nghị định thư. Các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi thiếu nguồn nhân lực, kỹ thuật và tài chính để thực thi đầy đủ Nghị định thư như: tiến hành đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro đối với LMO và tiến hành kiểm soát LMO khi chúng được giải phóng vào môi trường. Chính vì vậy, các sáng kiến nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực trong lĩnh vực ATSH ở các quốc gia trên là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả Nghị định thư.

 

Nghị định thư thúc đẩy hợp tác quốctế nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tếchuyển đổi nhằm tăng cường nhân lực và năng lực thể chế về ATSH. Các Bên thamgia được khuyến khích hỗ trợ đào tạo về khoa học và kỹ thuật và thúc đẩy chuyểngiao công nghệ, cách thức sản xuất và tài chính. Các Bên tham gia cũng tạo điềukiện cho các khu vực tư nhân tham gia vào tăng cường năng lực. Cuộc họp COP/MOPI đã thông qua hai quyết định nhằm thúc đẩy tăng cường năng lực nhằm thực hiệnhiệu quả Nghị định thư thông qua việc thành lập mạng lưới về ATSH (Quyết địnhBS-I/4) và một Kế hoạch hành động cho việc tăng cường năng lực (Quyết địnhBS-I/5).

Kế hoạch Hành động cho việc tăngcường năng lực được thông qua tại cuộc họp COP-MOP I (Quyết định BS-I/5) đãcung cấp khung nhằm giúp các chính phủ và các tổ chức có thể xác định tốt hơncác ưu tiên trong tăng cường năng lực một cách chiến lược, hệ thống và tổnghợp. Một cơ chế phối hợp được thiết lập nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiệnmột cách hợp tác và nhất quán Kế hoạch hành động và đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhaugiữa các sáng kiến. Cơ sở dữ liệu về tăng cường năng lực có trên trang web củaBCH, cho phép sự trao đổi thông tin về các hoạt động đang diễn ra, xác định yếukém và cải thiện nguồn lực hiện có cũng như các cơ hội nhằm đáp ứng các nhu cầuvà ưu tiên của quốc gia.

Thêm vào đó, Nghị định thư cũngthiết lập một mạng lưới chuyên gia nhằm cung cấp những tư vấn và các hỗ trợ cầnthiết, khi có yêu cầu, cho các Bên tham gia là quốc gia đang phát triển và quốcgia có nền kinh tế chuyển đổi để thực hiện đánh giá rủi ro và ra các quyếtđịnh, tăng cường nguồn nhân lực và thúc đẩy tăng cường thể chế, gắn liền vớiviệc vận chuyển xuyên biên giới LMO.

Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũngkhởi xướng nhiều hoạt động, các dự án và chương trình tăng cường năng lực liênquan đến ATSH. Một trong những ví dụ này là dự án toàn cầu của UNEP/GEF “Xâydựng Khung quốc gia về An toàn sinh học” nhằm hỗ trợ các nước đang phát triểnxây dựng khung pháp lý và quản lý quốc gia về ATSH, hệ thống ra quyết định baogồm đánh giá rủi ro và cơ chế cho sự tham gia của công chúng. Cũng có nhiềusáng kiến khác ở quy mô và phạm vi khác nhau được tài trợ bởi các nhà tài trợvà các tổ chức khác. Có hơn 60 sáng kiến đang được thực hiện và được đăng kýtrong cơ sở dữ liệu dự án của BCH. Để biết thêm thông tin truy cập Trang chủ củaNghị định thư : http://www.cbd.int/biosafety/default.shtml.