Hội thảo Quản lý tính kháng đối với cây trồng biến đổi gen trong điều kiện Việt Nam (P.1)

Ngày cập nhật 18 Tháng Tám 2017

Nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quản lý tính kháng sâu hại chủ đích, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Tổ chức CropLife châu Á tổ chức Hội thảo “Quản lý tính kháng đối với cây trồng biến đổi gen trong điều kiện Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đã nhấn mạnh việc cần thiết xây dựng Hướng dẫn đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen. Hướng dẫn được ban hành sẽ là tài liệu hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập Báo cáo đánh giá rủi ro, cũng như giúp các nhà quản lý, các chuyên gia là thành viên Hội đồng an toàn sinh học và Tổ chuyên gia kỹ thuật có cơ sở trong việc thẩm định, đánh giá hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

Ngày 03/8/2017, các đại biểu đã được nghe các bài trình bày của các báo cáo viên:

  1. Hiện trạng cấp phép giải phóng ra môi trường đối với cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam, do TS. Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học.
  2. Các nguyên tắc trong quản lý tính kháng sâu hại (IRM) và những khía cạnh cần xem xét đối với một chương trình IRM hiệu quả, do TS. Merdelyn Lit, Đại học Los Banos, Phillipines .
  3. Cách tiếp cận của quốc tế trong quản lý tính kháng sâu hại đối với cây trồng biến đổi gen, do TS. Gajendra Bau, CropLife châu Á .
  4. Kinh nghiệm của Phillipines trong quản lý tính kháng sâu hại đối với cây trồng biến đổi gen, do Joel Adorada, Bộ Nông nghiệp Phillipines .
  5. Đề xuất Chiến lược quản lý tính kháng sâu hại đối với cây trồng biến đổi gen và chương trình giám sát, do Mao Chen, CropLife châu Á.

Ba sonny

Ảnh: Bà Sonny Tababa phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc công nghệ sinh học, CropLife châu Á 

Sau khi nghe các báo cáo viên trình bày, dưới sự chủ trì của Cục trưởng Phạm Anh Cường, các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, góp ý tập trung vào nội dung sau:

  • Chính sách của Việt Nam về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; Hệ thống quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam; Tình hình cấp phép giải phóng ra môi trường đối với cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam.
  • Tác động của công nghệ ngô Bt; Tác động của ngô Bt trên ngô đục thân Châu Á; Ngô Bt được phê duyệt để thương mại hoá ; Chương trình quản lý tính kháng sâu hại (IRM); Các nguyên tắc và những khía cạnh cần xem xét đối với Quản lý tính kháng sâu; Nguyên tắc trọng tâm, Việc trì hoãn sự phát triển tính kháng.
  • Kháng và các nhân tố kháng sâu; Quản lý tính kháng sâu; Các yếu tố và cách đạt được kế hoạch Quản lý tính kháng sâu như thế nào đối với vùng trú ẩn và liều lượng phun thuốc cao.
  • Tình hình canh tác cây trồng Công nghệ sinh học (CNSH) toàn cầu năm 2016; Tình hình ứng dụng các đặc tính CNSH trên ngô; IRM đối với cây trồng Bt; Vùng trú ẩn thiết lập và vùng trú ẩn theo phương pháp trộn.
  • Thực trạng tính kháng của côn trùng trên các cây trồng CNSH trên toàn cầu; Các vấn đề cần thiết cho một chương trình IRM hiệu quả; Giám sát tính kháng của côn trùng.

Theo Phòng QLNG&ATSH, Cục BTĐDSH