Hội thảo Quản lý tính kháng đối với cây trồng biến đổi gen trong điều kiện Việt Nam (P.2)

Ngày cập nhật 18 Tháng Tám 2017

Trong khuôn khổ Hội thảo Quản lý tính kháng đối với cây trồng biến đổi gen trong điều kiện Việt Nam tại Vĩnh phúc. Ngày 4 tháng 8 năm 2016, Hội thảo tiếp tục làm việc dưới sự chủ trì của Ông Nguyễn Thành Vĩnh, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học.

Tổng kết ngày 03/8/2017, các đại biểu đã thảo luận tập trung vào quản lý tính kháng sâu hại (IRM) và những khía cạnh cần xem xét đối với một chương trình IRM hiệu quả; Kinh nghiệm của Phillipines trong quản lý tính kháng sâu hại đối với cây trồng biến đổi gen.

Ngày 04/8/2017, các đại biểu đã được nghe các bài trình bày của các báo cáo viên:

  1. Kinh nghiệm quốc tế trong việc thiết lập, thực hiện và giám sát kế hoạch quản lý tính kháng thuốc của cỏ dại và các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt nhất để quản lý vấn đề này, do TS. Gil Magsino, Đại học Los Banos, Phillipines trình bày.
  2. Dự thảo Kế hoạch bổ sung, chỉnh sửa các quy định tại Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, do Ths. Nguyễn Đặng Thu Cúc Trưởng phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học.

A Vinh dieu hanh

Ảnh: Hội thảo Quản lý tính kháng đối với cây trồng biến đổi gen trong điều kiện Việt Nam tại Vĩnh phúc

Sau khi nghe các báo cáo viên trình bày, các đại biểu đã thảo luận, góp ý tập trung vào các nội dung: cấp phép yêu cầu kế hoạch quản lý sau trồng được phê duyệt và tuân thủ đối với khả năng hình thành tính kháng của cỏ đối với Glyphosate và những thay đổi trong quần thể cỏ; Tiếp tục thu thập thông tin đối với quần thể cỏ dại và chân khớp trong hệ thống canh tác ngô, ngô có sử dụng ngô chống chịu glyphosate; Điều tra các thay đổi có thể có trong quần thể cỏ dại như mật độ, tính trội, khả năng kháng trong hệ thống ngô chống chịu thuốc glyphosate đối với công nghệ qua thời gian.

Theo Phòng QLNG&ATSH, Cục BTĐDSH