Luật số 20/2008/QH12

Ngày cập nhật 15 Tháng Bảy 2016

Ban hành ngày 28/11/2008, quy định về Luật đa dạng sinh học.

 

Số văn bản: 20
Ký hiệu: 2008/QH12
Ngày ban hành: 28/11/2008
Ngày hiệu lực: 28/11/2008
Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Lĩnh vực: Môi trường
Phân loại: Luật – Pháp lệnh
Trích yếu: LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC
Tải xuống:
QUỐC HỘI

_________________

Luật số: 20/2008/QH12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________________

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2008

LUẬT

 ĐA DẠNG SINH HỌC

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật đa dạng sinh học.

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về bảo tồnvà phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổchức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đadạng sinh học.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật nàyáp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trựctiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinhhọc tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:

  1. Bảo tồn đa dạng sinh họclà việcbảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đạidiện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoangdã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sócloài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ vàbảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
  2. Bảo tồn tại chỗlà bảo tồnloài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài câytrồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thànhvà phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
  3. Bảo tồn chuyển chỗlà bảo tồnloài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa củachúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trườngsống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng;lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học vàcông nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
  4. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinhhọclà cơ sở chăm sóc,nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vậtvà nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyềnphục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
  5. Đa dạng sinh họclà sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
  6. Đánh giá rủi ro do sinh vậtbiến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạngsinh họclàxác định tính chất nguy hại tiềm ẩn và mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong hoạtđộng liên quan đến sinh vật biến đổi gen,mẫu vật di truyền củasinh vật biến đổi gen, nhất là việc sử dụng, phóng thích sinh vật biến đổi genvà mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
  7. Genlà một đơnvị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tínhcụ thể của sinh vật.
  8. Hành lang đa dạng sinh họclà khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vậtsống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.
  9. Hệ sinh tháilà quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địalý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
  10. Hệ sinh thái tự nhiênlà hệ sinhthái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còngiữ được các nét hoang sơ.
  11. Hệ sinh thái tự nhiênmớilà hệ sinh tháimớihình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông venbiển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác.
  12. Khu bảo tồn thiên nhiên(sau đâygọi là khu bảo tồn)là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khuchức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
  13. Loài hoang dãlà loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinhsống và phát triển theo quy luật.
  14. Loài bị đe dọa tuyệt chủnglà loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn số lượng cá thể.
  15. Loài bị tuyệt chủng trong tựnhiênlà loàisinh vật chỉ còn tồn tại trong  điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạmvi phân bố tự nhiên của chúng.
  16. Loài đặc hữulà loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạntrong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ởnơi khác trên thế giới.
  17. Loài di cưlà loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường xuyên, địnhkỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác.
  18. Loài ngoại lailà loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trườngsống tự nhiên của chúng.
  19. Loài ngoại lai xâm hạilà loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vậtbản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
  20. 20Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệlà loài hoang dã, giống câytrồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoahọc, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử màsố lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
  21. Mẫu vật di truyềnlà mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm mang các đơn vịchức năng di truyền còn khả năng tái sinh.
  22. Nguồn genbao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơsở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ và trong tự nhiên.
  23. Phát triển bền vững đadạng sinh họclà việc khaithác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen,loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinhtế – xã hội.
  24. Phóng thích sinh vật biếnđổi genlàviệc chủ động đưa sinh vật biến đổi gen vào môi trường tự nhiên.
  25. Quản lý rủi rolà việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục rủi rođối với đa dạng sinh học trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổigen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
  26. Quần thể sinh vậtlà một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sinh sống và phát triển trong mộtkhu vực nhất định.
  27. Sinh vật biến đổi genlà sinh vật cócấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen.
  28. Tri thức truyền thống vềnguồn genlàsự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sửdụng nguồn gen.
  29. Tiếp cận nguồn genlà hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển,sản xuất sản phẩm thương mại.
  30. Vùng đệmlà vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tácđộng tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.

Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn vàphát triển bền vững đa dạng sinh học

  1. Bảo tồn đa dạng sinh học làtrách nhiệm của Nhà nước và mọitổ chức, cá nhân.
  2. Kết hợp hài hòa giữa bảotồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác,sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
  3. Bảo tồn tại chỗ làchính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
  4. Tổ chức, cá nhân hưởnglợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích vớicác bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích củatổ chức, cá nhân.
  5. Bảo đảm quản lý rủi ro dosinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đốivới đa dạng sinh học.

Điều 5. Chính sách của Nhànước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

  1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinhthái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinhthái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảovệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.
  2. Bảo đảm kinh phí cho hoạtđộng điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạngsinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuậtcho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự thamgia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảotồn đa dạng sinh học.
  3. Khuyến khích và bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộkhoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triểnbền vững đa dạng sinh học.
  4. Phát triển du lịch sinh tháigắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cánhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khubảo tồn.
  5. Phát huy nguồn lực trongnước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinhhọc.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhànước về đa dạng sinh học

  1. Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về đa dạng sinh học.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trườngchịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
  3. Bộ, cơ quan ngang bộ trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước vềđa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ.
  4. Ủy ban nhân dân các cấp trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước vềđa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 7. Những hành vi bị nghiêmcấm về đa dạng sinh học

  1. Săn bắt, đánh bắt, khai thácloài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn,trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan,hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khubảo tồn.
  2. Xây dựng công trình, nhà ởtrong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mụcđích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khuphục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
  3. Điều tra, khảo sát, thăm dò,khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồngthuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phânkhu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
  4. Săn bắt, đánh bắt, khai thácbộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danhmục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụtrái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo tráiphép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếmđược ưu tiên bảo vệ.
  6. Nhập khẩu, phóng thích tráiphép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
  7. Nhập khẩu, phát triển loàingoại lai xâm hại.
  8. Tiếp cận trái phép nguồn genthuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  9. Chuyển đổi trái phépmục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

 

CHƯƠNG II

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNGSINH HỌC

Mục I

QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐADẠNG SINH HỌC CỦA CẢ NƯỚC

Điều 8. Căn cứ lập quy hoạchtổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

  1. Chiến lượcphát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
  2. Chiến lượcbảo vệ môi trường.
  3. Quyhoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
  4. Kết quả điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên,kinh tế – xã hội.
  5. Kết quảthực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trước đó.
  6. Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinhhọc.
  7. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Điều 9. Nội dung quy hoạchtổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

  1. Phươnghướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
  2. Đánh giáđiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng đa dạng sinh học; quy hoạch sửdụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực để thựchiện quy hoạch.
  3. Vị trí địa lý,giới hạn, biệnpháp tổ chức quản lý, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.
  4. Vị trí địa lý, diện tích, chứcnăng sinh thái, biệnpháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên.
  5. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vàbản đồ các khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biệnpháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giảipháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảotồn.
  6. Nhucầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạchphát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
  7. Đánhgiá môi trường chiến lược dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học.
  8. Tổ chứcthực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Điều 10. Lập, phê duyệt, điềuchỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, quy hoạch bảotồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trườngchủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập, trình Chínhphủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cảnước.
  2. Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứvào quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước tổ chức lập, phêduyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý.
  3. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập,phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học quy định tạiĐiều này.

Điều 11. Công bố, tổ chức thựchiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từngày được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộcó liên quan có trách nhiệm công bố quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh họccủa cả nước trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơquan ngang bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan công bố quyhoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước trên trang thông tin điện tửcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan.
  2. Việc tổ chức thực hiện quyhoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước được quy định như sau:
  3. a) Bộ Tài nguyên và Môi trườngchủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chỉ đạo việc tổ chức thựchiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;
  4. b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chứcthực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước thuộc phạm viquản lý;
  5. c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cảnước tại địa phương;
  6. d) Trong quá trình tổ chức thựchiện quy hoạch, trường hợp có sự khác nhau giữa quy hoạch tổng thể bảo tồn đadạng sinh học của cả nước với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, quy hoạch ngành, lĩnh vực, trừ quy hoạch quốc phòng, anninhthì ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinhhọc.

Mục 2

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNGSINH HỌC

CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰCTHUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 12. Căn cứ lập quy hoạchbảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.
  2. Quy hoạch  tổng thể bảo tồnđa dạng sinh học của cả nước.
  3. Quy hoạch sử dụng đất củatỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  4. Kết quả thực hiện quy hoạchbảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước đó.
  5. Hiện trạng đa dạngsinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương nơi dựkiến thành lập khu bảo tồn.
  6. Nhu cầu bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học củađịa phương.
  7. Nguồn lực đểthực hiện quy hoạch.

Điều 13. Nội dung quy hoạch bảotồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  2. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xãhội nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.
  3. Vị tríđịa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn,loại hình khu bảo tồn; biệnpháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giảipháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảotồn.
  4. Nhucầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạchphát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương.
  5. Tổ chứcthực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều14. Lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học củatỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổchức lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
  2. Chính phủ quy định trình tự,thủ tục lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh họccủa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 15. Công bố, tổ chức thựchiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từngày được Hội đồng nhân dân thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmcông bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trungương trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại trụ sở Ủyban nhân dân các cấp có liên quan.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổchức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương.

 

CHƯƠNG III

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN

Mục 1

KHU BẢO TỒN

Điều 16. Khu bảo tồn, phân c�pkhu bảo tồn

  1. Khu bảo tồn bao gồm:
  2. a) Vườn quốc gia;
  3. b) Khu dự trữ thiên nhiên;
  4. c) Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
  5. d) Khu bảo vệ cảnh quan.
  6. Căn cứ vào mức độđa dạng sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn đượcphân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp.
  7. Khu bảo tồn phải được thốngkê, kiểm kê diện tích; xác lập vị trí trên bản đồ hiện trạng sửdụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.
  8. Chính phủ quy định cụ thểtiêu chí phân cấp khu bảo tồn.

Điều 17. Vườn quốc gia

Vườn quốc gia phải có các tiêuchí chủ yếu sau đây:

  1. Có hệ sinh thái tự nhiên quantrọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh tháitự nhiên;
  2. Là nơi sinh sống tự nhiênthường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  3. Có giá trị đặc biệt về khoahọc, giáo dục;
  4. Có cảnh quan môi trường, nétđẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

Điều 18. Khu dự trữ thiên nhiên

  1. Khu dự trữ thiên nhiên gồmcó:
  2. a) Khu dự trữ thiên nhiên cấpquốc gia;
  3. b) Khu dự trữ thiên nhiên cấptỉnh.
  4. Khu dự trữ thiên nhiên cấpquốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:
  5. a) Có hệ sinh thái tự nhiên quantrọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh tháitự nhiên;
  6. b) Có giá trị đặc biệt về khoahọc, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
  7. Khu dự trữ thiên nhiên cấptỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trênđịa bàn.

Điều 19. Khu bảo tồn loài – sinhcảnh

  1. Khu bảo tồn loài – sinh cảnhgồm có:
  2. a) Khu bảo tồn loài – sinh cảnhcấp quốc gia;
  3. b) Khu bảo tồn loài – sinh cảnhcấp tỉnh.
  4. Khu bảo tồn loài – sinhcảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:
  5. a) Là nơi sinh sống tự nhiênthường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  6. b) Có giá trị đặc biệt về khoahọc, giáo dục.
  7. Khu bảo tồn loài – sinh cảnhcấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địabàn.

Điều 20. Khu bảo vệ cảnh quan

  1. Khu bảo vệ cảnh quan gồm có:
  2. a) Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốcgia;
  3. b) Khu bảo vệ cảnh quan cấptỉnh.
  4. Khu bảo vệ cảnh quan cấpquốc gia phải cócác tiêu chí chủ yếu sau đây:
  5. a) Có hệ sinh thái đặc thù;
  6. b) Có cảnh quan môi trường,nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
  7. c) Có giá trị về khoa học, giáodục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
  8. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnhlà khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn.

Điều 21. Nội dung của dự ánthành lập khu bảo tồn

  1. Mục đích bảo tồn đa dạngsinh học; việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu để xác lập khu bảo tồn.
  2. Thực trạng các hệ sinh tháitự nhiên, các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ,các loài hoang dã khác, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên.
  3. Diện tích đất, mặt nước; hiệntrạng sử dụng đất, mặt nước; số lượng dân cư sống tại nơi dự kiến thành lập khubảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  4. Trích lục bản đồ, vị trí địalý, diện tích dự kiến thành lập khu bảo tồn.
  5. Vị trí địa lý, diện tích phânkhu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ – hànhchính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ giađình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.
  6. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn.
  7. Tổ chức quản lý khu bảo tồn.
  8. Vị trí địa lý, diện tích,ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.
  9. Tổ chức thực hiện dự án thànhlập khu bảo tồn.

Điều 22. Lập, thẩm định dự ánthành lập khu bảo tồn cấp quốc gia

  1. Việc lập, thẩm định dự ánthành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo sự phân công, phân cấpcủa Chính phủ.
  2. Trình tự, thủ tục lập dự ánthành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau:
  3. a) Tổ chức điều tra, đánh giáhiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn theo các tiêu chíđể xác lập khu bảo tồn quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này vàlập dự án thành lập khu bảo tồn;
  4. b) Tổ chức lấy ý kiến bộ, cơquan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân các cấp, ý kiến cộng đồng dân cưsinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giápvới khu bảo tồn;
  5. c) Tổ chức thẩm định dự án thànhlập khu bảo tồn cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
  6. Hồ sơ dự án thành lập khu bảotồn cấp quốc gia gồm có:
  7. a) Văn bản đề nghị thành lậpkhu bảo tồn của cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia;
  8. b) Dự án thành lập khu bảo tồnvới các nội dung quy định tại Điều 21 của Luật này;
  9. c) Ý kiến của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này và ýkiến của các bên liên quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  10. d) Kết quả thẩm định dự án thànhlập khu bảo tồn cấp quốc gia.

Điều 23. Quyết định thành lậpkhu bảo tồn cấp quốc gia

  1. Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
  2. Quyết định thành lập khu bảotồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Vị trí địa lý, ranh giới,diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;
  4. b) Vị trí địa lý, ranh giới,diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khudịch vụ – hành chính;
  5. c) Mục đích bảo tồn đa dạngsinh học của khu bảo tồn;
  6. d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinhthái tự nhiên trong khu bảo tồn;

đ) Phương án ổn định hoặc di dờihộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mụcđích sử dụng đất trong khu bảo tồn;

  1. e) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấutổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn.
  2. Quyết định thành lập khu bảotồn cấp quốc gia được gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơquan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luậtnày và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1Điều 27 của Luật này.

Điều 24. Lập, thẩm định dự ánthành lập khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh

  1. Căn cứ vào quy hoạch bảo tồnđa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Uỷ ban nhândân các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khuvực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấpthuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản1 Điều 27 của Luật này.
  2. Cơ quan nhà nước có thẩmquyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này chủ trì phốihợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định trình tự, thủ tục lập, thẩmđịnh dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; nội dung quyết định thành lập khubảo tồn cấp tỉnh.

Điều 25.Sử dụng đất trong khu bảo tồn

  1. Căn cứ quyết định thành lậpkhu bảo tồn, cơ quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của Luật đất đai cótrách nhiệm giao đất cho Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức khác được giaoquản lý khu bảo tồn.
  2. Việc sử dụng đất và việcchuyển mục đích sử dụng đấttrong khu bảo tồn được thực hiện theoquy định của pháp luật về đất đai, Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

Điều 26. Phân khu chức năng vàranh giới khu bảo tồn

  1. Khu bảo tồn có các phân khuchức năng sau đây:
  2. a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
  3. b) Phân khu phục hồi sinh thái;
  4. c) Phân khu dịch vụ – hànhchính.
  5. Khu bảo tồn phải được cắmmốc để xác lập ranh giới; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồnphải được xác định diện tích, vị trí trên thực địa hoặc tọa độ trênmặt nước biển.
  6. Ban quản lý khu bảo tồnhoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn chủ trì phối hợp với Uỷ bannhân dân các cấpnơi có khu bảo tồn tổ chức việc cắm mốc phân địnhranh giới khu bảo tồn.

Điều 27. Trách nhiệm quản lý khubảo tồn

  1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ bannhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công, phân cấp củaChính phủ.
  2. Việc quản lý khu bảo tồn phảiđược thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý khu bảo tồn.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quychế quản lý khu bảo tồn.

Điều 28. Tổ chức quản lý khu bảotồn  

  1. Khu bảo tồn cấp quốc gia cóBan quản lý. Ban quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp cônglập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính.
  2. Căn cứ vào tình hình thực tếcủa địa phương, khu bảo tồn cấp tỉnh được giao cho Ban quản lý là đơn vị sựnghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủvề tài chính hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn theo quy định của phápluật.

Điều 29. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảotồn

Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chứcđược giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:

  1. Bảo tồn đa dạng sinh học theoquy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;
  2. Xây dựng, trình cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình,dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
  3. Quản lý hoạt động nghiên cứukhoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thậpthông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đadạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảotồn;
  4. Kinh doanh, liên doanh tronglĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt độngdịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;
  5. Phối hợp với lực lượng kiểmlâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địaphươngtrong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;
  6. Được chia sẻ lợi ích từ hoạtđộng tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;
  7. Quyền và trách nhiệm kháctheo quy định của pháp luật.

Điều 30. Quyền và nghĩa vụcủa hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn

  1. Hộ gia đình, cá nhân sinhsống hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Khai thác nguồn lợi hợppháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồnvà các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  3. b) Tham gia, hưởng lợi ích từhoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu bảo tồn;
  4. c) Hưởng chính sách ưu đãi,hỗ trợ, bồi thường, tái định cưtheo quy định của pháp luật;
  5. d) Thực hiện quy chế quản lý khubảo tồn;

đ) Quyền và nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật.

  1. Chính phủ quy định cụ thểviệc thực hiện Điều này.

Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợppháp trong khu bảo tồn

Tổ chức, cá nhân có hoạt độnghợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  1. Khaithác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chếquản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  2. Tiếp cận nguồn gen, chia sẻlợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và các hoạt động hợp pháp khác trong khu bảotồn theo quy định của pháp luật;
  3. Thực hiện quy chế quản lý khubảo tồn;
  4. Tiến hành các hoạt động kháctheo quy định của pháp luật;
  5. Quyền và nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật.

Điều 32. Quản lý vùng đệm củakhu bảo tồn

  1. Vị trí, diện tích vùng đệmđược quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và phảiđược xácđịnh trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nướcbiển.
  2. Mọi hoạt động trong vùng đệmphải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  3. Chủ dự án đầu tư trong vùngđệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hộiđồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thànhphần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.

Trường hợp dự án đầu tư trongvùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hạithì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác địnhkhoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giaoquản lý khu bảo tồn.

Điều 33. Báo cáo về hiện trạngđa dạng sinh học của khu bảo tồn

  1. Định kỳ 3 năm một lần, Banquản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báocáo hiện trạng đa dạng sinh học củakhu bảo tồn với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
  2. Báo cáo hiện trạng đa dạngsinh học của khu bảo tồn phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Thực trạng, tình trạng phụchồi và kế hoạch phụchồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
  4. b) Thực trạng và kế hoạch bảotồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trongkhu bảo tồn;
  5. c) Yêu cầu đặt ra đối với bảotồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;
  6. d) Hiệntrạng sử dụng đất trong khu bảo tồn.

Mục 2

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁCHỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN

Điều 34. Điều tra, đánh giávà xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

  1. Các hệ sinh thái tự nhiênphải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bềnvững.
  2. Hệ sinh thái rừng tựnhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bềnvững theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Hệ sinh thái tự nhiên trênbiển phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy địnhcủa pháp luật về thủy sản và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
  4. Hệ sinh thái tự nhiên trêncác vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sửdụng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều nàyđược điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theoquy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này và các quy định khác của phápluật có liên quan.

Điều 35. Phát triển bềnvững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên

  1. Đất ngập nước tự nhiên làvùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kểcả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấpnhất.
  2. Việc thống kê, kiểm kêvùng đất ngập nước tự nhiên được thực hiện theo quy định của phápluật về đất đai.
  3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điềutra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xác lập chế độphát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên và xác lập vị trí, diện tíchvùng đất ngập nước tự nhiên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặctọa độ trên mặt nước biển.

Điều 36. Phát triển bềnvững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sửdụng không thuộc hệ sinh thái rừng

  1. Vùng núi đá vôi và vùngđất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng có hệ sinh thái tự nhiên đặcthù hoặc đại diện cho một vùng phải được điều tra, đánh giá hiện trạng đadạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđiều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chếđộ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi vàvùng đất chưa sử dụngkhông thuộc hệ sinh thái rừng.

 

CHƯƠNG IV

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG  CÁC LOÀI SINH VẬT

Mục 1

BẢO VỆ LOÀI THUỘC DANH MỤC

LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Điều 37. Loài được đưa vào Danhmục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

  1. Loàiđược xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
  2. a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
  3. b) Giống cây trồng, giống vậtnuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.
  4. Chính phủ quy định cụ thểtiêu chí xác định loài và chế độ quản lý, bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguycấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếmđược ưu tiên bảo vệ.

Điều 38.Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiênbảo vệ

  1. Căn cứ vào quy định tạiĐiều 37 của Luật này, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đề nghịloài được đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
  2. a) Tổ chức, cá nhân thực hiện đềtài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam;
  3. b) Tổ chức, cá nhân được giaoquản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiênkhác;
  4. c) Hội, hiệp hội và tổ chứckhác về khoa học và công nghệ, môi trường.
  5. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mụcloài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được lập thành hồ sơ gửi bộ,cơ quan ngang bộ có liên quan để tổ chức thẩm định theo quy định tại khoản 1Điều 39 của Luật này.
  6. Hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm có:
  7. a) Tên phổ thông, tên bản địa,tên khoa học của loài được đề nghị;
  8. b) Vùng phân bố, số lượng cá thểước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặctheo mùa của loài được đề nghị;
  9. c) Các đặc tính cơ bản, tínhđặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan,môi trường hoặc văn hoá – lịch sử của loài được đề nghị;
  10. d) Mức độ bị đe dọa tuyệt chủngcủa loài được đề nghị;

đ) Chế độ quản lý, bảo vệ vàyêu cầu đặc thù khác;

  1. e) Kết quả tự đánh giá và đềnghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Điều 39. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mụcloài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

  1. Bộ, cơ quan ngang bộ sau khinhận được hồ sơ hợp lệ phải tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanhmục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trườngđể lập Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trình Chính phủquyết định.
  2. Chính phủ quy định cụ thểtrình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưavào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưutiên bảo vệ.

Điều 40. Quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảovệ

  1. Chính phủ quyết định loàiđược đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ với các nội dungchính sau đây:
  2. a) Tên loài;
  3. b) Đặc tính cơ bản của loài;
  4. c) Chế độ quản lý, bảo vệ đặcthù.
  5. Danh mục loài nguy cấp, quý,hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được công bố công khai trên phương tiện thông tinđại chúng.
  6. Định kỳ 3 năm một lần hoặckhi có nhu cầu, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệphải được điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung.

Điều 41. Bảo tồn loài thuộcDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

  1. Khu vực có loài thuộc Danhmục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại điểm a khoản 1Điều 37 của Luật nàysinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùaphải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn.
  2. Nhà nước thành lập hoặcgiao cho tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đểbảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  3. Việc đưa loài thuộc Danhmục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sởbảo tồn đa dạng sinh học và việc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ vào nơi sinh sống tự nhiên củachúng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
  4. Chính phủ quy định cụ thểthẩm quyền,trình tự, thủ tục đưa loài thuộc Danh mục loàinguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinhhọc hoặc thả vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

Mục 2

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁCLOÀI SINH VẬT

Điều 42. Thành lập cơ sởbảo tồn đa dạng sinh học

  1. Cơ sở bảo tồn đa dạngsinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoahọc, du lịch sinh thái, bao gồm:
  2. a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộcDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  3. b) Cơ sở cứu hộ loài hoangdã;
  4. c) Cơ sở lưu giữ giống câytrồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặcbiệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa -lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
  5. Cơ sở có đủ các điều kiện sauđây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
  6. a) Diện tích đất, chuồngtrại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loàithuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loàihoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
  7. b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên mônphù hợp;
  8. c) Năng lực tài chính, quảnlý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
  9. Hồ sơ đăng ký thành lậpcơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:
  10. a) Đơn đăng ký thành lập;
  11. b) Dự án thành lập;
  12. c) Giấy tờ chứng minh có đủcác điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
  13. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấpgiấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
  14. Chính phủ quy định cụ thểđiều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưutiên bảo vệ, cứu hộ loài hoang dã, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinhvật và nấm đặc hữu, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăngký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinhhọc.

Điều 43. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

  1. Tổ chức, cá nhân quản lýcơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây:
  2. a) Hưởng chính sách, cơ chếưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
  3. b) Tiếp nhận, thực hiện dựán hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
  4. c) Hưởng các khoản thu từ hoạtđộng du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họctheo quy định của pháp luật;
  5. d) Hợp đồng tiếp cận nguồngen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý;

đ) Nuôi, trồng, nuôi sinh sản,cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưugiữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quảnnguồn gen và mẫu vật di truyền;

  1. e) Trao đổi, tặng cho loàithuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đíchbảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy địnhcủa pháp luật;
  2. g) Quyền khác theo quy địnhcủa pháp luật.
  3. Tổ chức, cá nhân quản lýcơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các nghĩa vụ sau đây:
  4. a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sócloài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
  5. b) Đăng ký, khai báo nguồngốc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vớicơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  6. c) Có biện pháp phòng dịch,chế độ chăm sóc, chữa bệnh cho các loài tại cơ sở của mình;
  7. d) Tháng 12 hằng năm báo cáoỦy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở của mình;

đ) Đề nghị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 41 củaLuật này cho phép đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồnđa dạng sinh học của mình hoặc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ củamình vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng;

  1. e) Nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 44. Loàihoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên

  1. Việc khai thác có điều kiệnloài hoang dã trong tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảovệ và phát triển rừng, pháp luật về thuỷ sản và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủtrì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc bảo vệ loàihoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và việc khai thác loài hoang dã đượckhai thác có điều kiện trong tự nhiên; định kỳ công bố Danh mục loài hoang dã bịcấm khai thác trong t�� nhiên và Danh mục loài hoang dã được khai thác có điềukiện trong tự nhiên.

Điều 45Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,hiếm được ưu tiên bảo vệ

  1. Loàithuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tạicơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiêncứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của Luật này.
  2. Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo mộtsố loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấynhân tạo phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theo quy định củapháp luật.

Điều 46.Trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyểncác loài thuộcDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền, sản phẩm củachúng

Việc traođổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển loài thuộcDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyềncủa chúng phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, dulịch sinh thái; việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, vậnchuyển một số loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảovệ và các sản phẩm của chúng phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theoquy định cụ thể của Chính phủ.

Điều 47. Cứu hộ loài thuộc Danhmục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

  1. Cá thể loài thuộc Danh mụcloài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bịlạc, bị thương, bị bệnh phải được đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôidưỡng, chăm sóc và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
  2. Tổ chức, cá nhân phát hiện cáthể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơisinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay choỦy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Sau khi nhận đượcthông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quanchuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất.
  3. Cá thểloài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sau khi đượccứu hộ trở lại trạng thái bình thường được xem xét thả lại nơi sinh sống tựnhiên của chúng. Trường hợp cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếmđược ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên thì được xem xét đưa vàonuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
  4. Chính phủ quy định cụ thểviệc cứu hộ loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiênbảo vệ.

Điều 48. Bảo vệ giống câytrồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức điều tra, đánhgiá giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạtuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  2. Việc tiếp cận nguồn gencây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệtchủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 49. Bảo vệ loài vi sinh vậtvà nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chứcđiều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặccó giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý,hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  2. Việc tiếp cận nguồn genloài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệtchủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mục 3

KIỂM SOÁT LOÀI  NGOẠI LAIXÂM HẠI

Điều 50.Điều tra và lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại

  1. Loài ngoại lai xâm hại baogồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức điều tra để lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn và báocáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trườngchủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngangbộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâmhại, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

Điều 51.Kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài củaloài ngoại lai

  1. Cơ quan hải quan chủ trì phốihợp với các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu kiểm tra, phát hiện và xử lý viphạm trong việc nhập khẩu loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng xâmnhập của loài ngoại lai từ bên ngoài để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soátloài ngoại lai xâm hại.

Điều 52. Kiểm soát việc nuôitrồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

  1. Việc nuôi trồng loài ngoạilai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loàingoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được Ủyban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
  2. Việc nuôi trồng, phát triểnloài ngoại laitrong khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có kết quảkhảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinhhọc của khu bảo tồn và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trườngchủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngangbộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, pháttriển loài ngoại lai.

Điều 53. Kiểm soát sự lây lan,phát triển của loài ngoại lai xâm hại

  1. Nhà nước đầu tư, khuyến khíchtổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các chương trình cô lập và diệt trừ loài thuộcDanh mục loài ngoại lai xâm hại.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổchức điều tra, xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loàithuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại địa phương.
  3. Tổ chức, cá nhân phát hiệnloài ngoại lai xâm hại phải thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gầnnhất. Sau khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báocáo với cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhândân cấp tỉnh để có biện pháp kiểm soát.

Điều 54. Công khai thông tin vềloài ngoại lai xâm hại

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tráchnhiệm công khai Danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phânbố, mức độ xâm hại của loài ngoại lai xâm hại trên trang thông tin điện tử củamình.
  2. Cơ quan hải quan và các cơquan có thẩm quyền tại cửa khẩu có trách nhiệm niêm yết Danh mục loài ngoại laixâm hại tại cửa khẩu.
  3. Các cơ quan thông tin đạichúng có trách nhiệm đưa tin, tuyên truyền về  loài ngoại lai xâm hại vàbiện pháp kiểm soát, cô lập, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại.

 

CHƯƠNG V

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG  TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN

Mục 1

QUẢN LÝ, TIẾP CẬN NGUỒNGEN  VÀ CHIA SẺLỢI ÍCH TỪ NGUỒN GEN

Điều 55. Quản lý nguồn gen

  1. Nhà nước thống nhất quảnlý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.
  2. Nhà nước giao cho tổ chức,cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây:
  3. a) Ban quản lý khu bảo tồn, tổchức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;
  4. b) Chủ cơ sở bảo tồn đadạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sởlưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;
  5. c) Tổ chức, hộ gia đình, cánhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồngen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;
  6. d) Ủy ban nhân dân cấp xãquản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểma, b và c khoản này.

Điều 56. Quyền và nghĩa vụ củatổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen

  1. Tổchức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các quyền sau đây:
  2. a) Điều tra, thu thập nguồngen được giao quản lý;
  3. b) Trao đổi, chuyển giao, cungcấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy địnhcủa pháp luật;
  4. c) Hưởng lợi ích do tổchức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại Điều 58 vàĐiều 61 của Luật này.
  5. Tổ chức, cá nhân được giaoquản lý nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:
  6. a) Thông báo với cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồngen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu pháttriển và sản xuất sản phẩm thương mại;
  7. b) Hợp đồng tiếp cận nguồngen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 củaLuật này;
  8. c) Kiểm soát việc điều tra,thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cậnnguồn gen;
  9. d) Chịu trách nhiệm trước phápluật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen.

Điều 57. Trình tự, thủ tục tiếpcận nguồn gen

Trình tự, thủ tục tiếp cậnnguồn gen được quy định như sau:

  1. Đăng ký tiếp cận nguồngen;
  2. Hợp đồng bằng văn bản vớitổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếpcận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định tại Điều 58 và Điều 61của Luật này;
  3. Đề nghị cấp giấy phép tiếpcận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
  4. Chính phủ quy định cụ thểtrình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen.

Điều 58. Hợp đồng tiếp cậnnguồn gen và chia sẻ lợi ích

  1. Sau khi đăng ký, tổ chức,cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức,hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồngen và chia sẻ lợi ích.
  2. Hợp đồng tiếp cận nguồngen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơithực hiện việc tiếp cận nguồn gen.
  3. Hợp đồng tiếp cận nguồngen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  4. a) Mục đích tiếp cận nguồngen;
  5. b) Nguồn gen được tiếp cậnvà khối lượng thu thập;
  6. c) Địa điểm tiếp cận nguồngen;
  7. d) Kế hoạch tiếp cận nguồngen;

đ) Việc chuyển giao cho bênthứ ba kết quả điều tra, thu thập nguồn gen;

  1. e) Hoạt động nghiên cứu pháttriển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;
  2. g) Các bên tham gia nghiên cứuphát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;
  3. h) Địa điểm tiến hành nghiêncứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;
  4. i) Chia sẻ lợi ích thu đượcvới Nhà nước và các bên có liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sởhữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn genvà bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.
  5. Hợp đồng tiếp cận nguồn genvà chia sẻ lợi ích phải được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiệnviệc tiếp cận nguồn gen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phéptiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
  6. Tranh chấp, khiếu nại liênquan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được giải quyết theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 59. Giấy phép tiếp cậnnguồn gen

  1. Các điều kiện để tổ chức,cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm:
  2. a) Đăng ký với cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền;
  3. b) Đã ký hợp đồng tiếp cậnnguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quảnlý nguồn gen;
  4. c) Việc tiếp cận nguồn genkhông thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
  5. Hồ sơ đề nghị cấp giấyphép tiếp cận nguồn gen gồm có:
  6. a) Đơn đề nghị tiếp cậnnguồn gen;
  7. b) Bản sao hợp đồng tiếp cậnnguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quảnlý nguồn gen.
  8. Giấy phép tiếp cận nguồngen phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  9. a) Mục đích sử dụng nguồngen;
  10. b) Nguồn gen được tiếp cậnvà khối lượng thu thập;
  11. c) Địa điểm tiếp cận nguồngen;
  12. d) Các hoạt động được thựchiện liên quan đến nguồn gen;

đ) Định kỳ báo cáo kết quảnghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại liên quan đến nguồngen được tiếp cận.

  1. Các trường hợp không cấpgiấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:
  2. a) Nguồngen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ,trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  3. b) Việc sử dụng nguồn gen cónguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.
  4. Trường hợp vì lợi íchquốc gia, lợi ích cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềncấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền cấp phép tiếp cận nguồn gen màkhông cần phải có sự đồng ý của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lýnguồn gen.
  5. Chính phủ quy định cụ thểthẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Điều 60. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen

  1. Tổ chức, cá nhân đượccấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các quyền sau đây:
  2. a) Điều tra, thu thập nguồngen và các hoạt động khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;
  3. b) Đưa nguồn gen không thuộcDanh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật;
  4. c) Kinh doanh sản phẩm sảnxuất từ nguồn gen được phép tiếp cận;
  5. d) Quyền khác theo quy địnhcủa giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻlợi ích.
  6. Tổ chức, cá nhân đượccấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:
  7. a) Tuân thủ các quy định củagiấy phép tiếp cận nguồn gen;
  8. b) Báo cáo bằng văn bản vớicơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen về kết quả nghiêncứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy địnhtrong giấy phép tiếp cận nguồn gen;
  9. c) Chia sẻ lợi ích thu đượcvới các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệđối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyềntri thức truyền thống về nguồn gen;
  10. d) Nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻlợi ích.

Điều 61. Chia sẻ lợi ích từ việctiếp cận nguồn gen

  1. Lợi ích thu được từ việctiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho các bên  sau đây:
  2. a) Nhà nước;
  3. b) Tổ chức, hộ gia đình, cánhân được giao quản lý nguồn gen;
  4. c) Tổ chức, cá nhân được cấpgiấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy địnhtrong giấy phép tiếp cận nguồn gen.
  5. Lợi ích thu được từ việctiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ trên cơ sở hợp đồng tiếp cận nguồn gen vàchia sẻ lợi ích, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  6. Chính phủ quy định cụthể việc quản lý, chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen.

Mục 2

LƯU GIỮ, BẢO QUẢN MẪU VẬT DITRUYỀN; ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN;

QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ NGUỒNGEN; BẢN QUYỀN TRI THỨC TRUYỀN THỐNG VỀ NGUỒN GEN

Điều 62. Lưu giữ và bảo quảnmẫu vật di truyền

  1. Bộ, cơ quan ngang bộ trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức việc lưu giữ và bảo quản lâu dàimẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưutiên bảo vệ, loài nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu, nhân giống, lai tạogiống, ứng dụng và phát triển nguồn gen.
  2. Tổ chức, cá nhân phát hiện,lưu giữ mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếmđược ưu tiên bảo vệ đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên có trách nhiệm báocho Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xãcó trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trườngcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp xử lý.
  3. Nhà nước khuyến khích tổchức, cá nhân đầu tư lưu giữ và bảo quản lâu dài  mẫu vật di truyềnđể hình thành ngân hàng gen phục vụ côngtác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế – xã hội.

Điều 63. Điều tra, thuthập, đánh giá, cung cấp,quản lý thông tin về nguồn gen

  1. Bộ, cơquan ngang bộ tổ chức thực hiện chương trình điều tra, thu thập, đánh giávà xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý và cung cấpthông tin về cơ sở dữ liệu về nguồn gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trườngthống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen.

  1. Nhà nước khuyến khích tổchức, cá nhân thực hiện điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp thông tinvề nguồn gen để xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen và bảo đảmquyền được tiếp cận cơ sở dữ liệu về nguồn gen.
  2. Chính phủ quy định cụ thểviệc cung cấp thông tin về nguồn gen.

Điều 64. Bản quyền tri thứctruyền thống về nguồn gen

  1. Nhà nước bảo hộ bản quyềntri thức truyền thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cánhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.
  2. BộKhoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quanhướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.

Mục 3

QUẢN LÝ RỦI RO DO SINH VẬTBIẾN ĐỔI GEN, MẪU VẬT DI TRUYỀN CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN GÂY RA ĐỐIVỚI ĐA DẠNG SINH HỌC

Điều 65. Trách nhiệm quản lýrủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biếnđổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học

  1. Trách nhiệm quản lý rủi ro dosinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đốivới đa dạng sinh học được quy định như sau:
  2. a) Tổ chức, cá nhân nghiên cứutạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phảiđăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ và phải có các điều kiện về cơ sở vật chất- kỹ thuật, công nghệ và cán bộ chuyên môn theo quy định của Bộ Khoa học và Côngnghệ;
  3. b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩusinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  4. c) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu,nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền củasinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biệnpháp quản lý rủi ro theo quy định tại  Điều 67 của Luật này.
  5. Chính phủ quy định cụ thểtrách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý rủiro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổigen gây ra đối với đa dạng sinh học.

Điều 66. Lập, thẩm định báocáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền củasinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận antoàn của sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biểnđổi gen đối với đa dạng sinh học

  1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứutạo ra, nhập khẩu, phóng thíchsinh vật biến đổi gen, mẫu vậtdi truyền của sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vậtbiến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
  2. Báo cáo đánh giá rủi rodo sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gengây ra đối với đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Mô tả biện pháp đánh giárủi ro;
  4. b) Mức độ rủi ro đối với đadạng sinh học;
  5. c) Biện pháp quản lý rủiro.
  6. Báo cáo đánh giá rủi rodo sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gengây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền thẩm định.
  7. Chính phủ quy định cụthể việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổigen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạngsinh học và việc cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biến đổi gen, mẫuvật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học.

Điều 67. Công khai thông tinvề mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổigen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạngsinh học

  1. Tổ chức, cá nhân nghiêncứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫuvật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mứcđộ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với đa dạng sinh học.
  2. Chính phủ quy định cụ thểviệc công khai thông tin và biện pháp quản lý rủi ro.

Điều 68. Quản lý cơ sở dữliệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biếnđổi gen liên quan đến đa dạng sinh học

  1. Bộ Tài nguyên và Môitrường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu vềsinh vật biến đổigen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạngsinh học; xây dựng trang thông tin điện tử về sinh vật biến đổi gen, mẫuvật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinhhọc.
  2. Tổ chức, cá nhân nghiêncứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫuvật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh họcphải cung cấp thông tin cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  3. Tổ chức, cá nhân nghiêncứu tạo ra, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền củasinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải cung cấp thôngtin cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nghiên cứu tạo ra, phóng thích sinh vậtbiến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
  4. Tổ chức, cá nhân cung cấpthông tin về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vậtbiến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải chịu trách nhiệm vềtính chính xác của thông tin do mình cung cấp.

 

CHƯƠNG VI

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐA DẠNGSINH HỌC

Điều 69. Hợp tác quốc tế và việcthực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học

  1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam cam kết thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và mở rộng hợp tác vềbảo tồn và pháttriển bền vững đa dạng sinh họcvới các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  2. Hợp tác quốc tế về bảo tồn vàphát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng,các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục đíchbảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái ởViệt Nam và trên trái đất.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trườngchủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan nghiên cứu, đềxuất việc đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế về đa dạng sinh học.
  4. Nhà nước khuyến khích, tạođiều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổchức, cá nhân nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đadạng sinh học.

Điều 70. Hợp tác với các nước cóchung biên giới với Việt Nam

Nhà nước ưu tiên hợp tácvới các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây:

  1. Trao đổi thông tin, dự báotình hình, biến động về đa dạng sinh học;
  2. Phối hợp quản lý hành lang đadạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài dicư;
  3. Tham gia các chương trình bảotồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ cácloài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.

 

CHƯƠNG VII

CƠ CHẾ, NGUỒN LỰC BẢO TỒNVÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐA DẠNG SINH HỌC

Điều 71. Điều tra cơ bản,nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học

  1. Nhà nước đầu tư cho việc điềutra cơ bản hệ sinh thái tự nhiên, loài hoang dã, giống cấy trồng, giống vậtnuôi, vi sinh vật và nấm, nguồn gen có giá trị phục vụ công tác bảo tồn và pháttriển bền vững đa dạng sinh học.
  2. Nhà nước đầu tư và khuyếnkhích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn, pháttriển bền vững đa dạng sinh học và phát triển kinh tế – xã hội.
  3. Thông tin, số liệu điều tracơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học phải được thu thậpvà quản lý thống nhất trong Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốcgia.
  4. Tổ chức, cá nhân có hoạtđộng liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm cung cấp thông tin,số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của BộTài nguyên và Môi trường và được chia sẻ thông tin về đa dạng sinh họctheo quy định của pháp luật.
  5. Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định cụ thể về hoạt động điều tra cơ bản, việc cung cấp, trao đổi vàquản lý thông tin về đa dạng sinh học; thống nhất quản lý Cơ sởdữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.

Điều 72. Báo cáo về đa dạng sinhhọc

  1. Báo cáo về đa dạng sinh họclà một phần của Báo cáo môi trường quốc gia.
  2. Báo cáo về đa dạng sinh họcphải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Hiện trạng và diễn biến củacác hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;
  4. b) Hiện trạng, vùng phân bố, sốlượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếmđược ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và  loài ngoại lai xâm hại;
  5. c) Thực trạng bảo tồn đa dạngsinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;
  6. d) Yêu cầu đặt ra đối với đadạng sinh học;

đ) Đánhgiá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với pháttriển kinh tế – xã hội;

  1. e) Giảipháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
  2. Bộ Tàinguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xâydựng báo cáo về đa dạng sinh học.

Điều 73. Tài chính cho việc bảotồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

  1. Kinh phí cho việc bảo tồn vàphát triển bền vững đa dạng sinh học được hình thành từ các nguồn sau đây:
  2. a) Ngân sách nhà nước;
  3. b) Đầu tư, đóng góp của tổchức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
  4. c) Thu từ dịch vụ môi trườngliên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của phápluật.
  5. Chi đầu tư phát triển từngân sách nhà nước cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinhhọc được sử dụng cho các mục đích sau đây:
  6. a) Điều tra cơ bản về đa dạngsinh học;
  7. b) Phục hồi các hệ sinh thái tựnhiên;
  8. c) Bảo tồn loài thuộc Danh mụcloài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  9. d) Đầu tư xây dựng, nâng cấp,cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;

đ) Thực hiện các chương trìnhkiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại;

  1. e) Đầu tư khác liên quan đếnviệc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định củapháp luật.
  2. Chi thường xuyên từ ngânsách nhà nước cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sửdụng cho các mục đích sau đây:
  3. a) Quan trắc, thống kê, quảnlý thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học; xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạngsinh học;
  4. b) Tổ chức xây dựng báo cáohiện trạng đa dạng sinh học, báo cáo hiện trạng khu bảo tồn; lập, thẩm địnhquy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình, dự án bảo tồn đa dạngsinh học;
  5. c) Lập, thẩm định Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảovệ, Danh mục loài ngoại lai xâm hại, Danh mục loài hoang dã bị cấm khaithác trong tự nhiên, Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tựnhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu; điều tra, đánh giá quần thể để sửađổi, bổ sungDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảovệ;
  6. d) Quản lý khu bảo tồn, cơ sởbảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;

đ) Xây dựng và thử nghiệm môhình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;

  1. e) Tuyên truyền, giáo dục phápluật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
  2. g) Đàotạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học;
  3. h) Hợp tác quốc tế về bảotồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Điều 74. Dịch vụ môi trường liênquan đến đa dạng sinh học

  1. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịchvụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổchức, cá nhân cung cấp dịch vụ.
  2. Chính phủ quy định cụ thể vềdịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học.

Điều 75. Bồi thường thiệt hại vềđa dạng sinh học

  1. Tổ chức, cá nhân xâm hại khubảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, visinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,hiếm được ưu tiên bảo vệ, hành lang đa dạng sinh học thì phải bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật.
  2. Việc bồi thường thiệt hại doô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra đối với đa dạng sinh học được thực hiệntheo quy định của pháp luật.
  3. Tiền bồi thường thiệt hại vềđa dạng sinh học cho Nhà nước được đầu tư cho hoạt động bảo tồn và pháttriển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.

 

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Quy định chuyển tiếp

  1. Các vườn quốc gia, khu dự trữthiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồnbiển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinhđã thành lập theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sảntrước khi Luật này có hiệu lực nếu đáp ứng các tiêu chí xác lập khu bảo tồn theoquy định của Luật này thì không phải ra quyết định thành lập lại.
  2. Các loại giấy phép, giấychứng nhận đã cấp cho các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo cácloài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trước khi Luật nàycó hiệu lực nếu phù hợp với quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành.

Điều 77. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2009.

Điều 78. Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành

Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật;hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lýnhà nước.

_____________________________________________________________________

Luật nàyđã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

  CHỦ TỊCH QUỐCHỘI

(đã ký)

Nguyễn PhúTrọng