Gen mã hóa SUMO PROTEASE (OTS1) điều khiển chống chịu mặn của cây lúa

Ngày cập nhật 12 Tháng Tám 2016

Mặn là một trong những loại hình gây stress chủ yếu trong môi trường ảnh hưởng đến năng suất lúa trên toàn cầu. Cải tiến giống lúa chống chịu mặn là nội dung được xem xét cấp thiết phục vụ chiến lược sản xuất lương thực bền vững.Đăng ngày 09-06-2016 trong chuyên mục Tin thế giới

Sự cải biên hậu giải mã của những proteins ảnh hưởng một cách lan rộng đối với kết quả đa dạng bộ proteome, làm gia tăng tính chất chức năng của chúng và cho phép có những phản ứng nhanh đối với các stress do ngoại cảnh gây ra, ở mức độ rẻ tiền nhất trong công nghệ tế bào. Việc cải biên SUMO theo cách hậu giải mã của những protein có tính chất như “cơ chất cần thiết” là một tiến trình hết sức tích cực được điều khiển bởi sự cân bằng giữa những hoạt động của SUMO E3 ligases và sự không tiếp hợp của những SUMO proteases.

Gần đây, sự tiếp hợp của những protein SUMO (Small Ubiquitin like Modifier) xuất hiện như một phân tử đóng vai trò “regulator” có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình truyền tín hiệu các stress trong cây mô hình Arabidopsis. Tuy nhiên, sự kiện “methyl hóa” SUMO vẫn còn ở mức độ đang nghiên cứu của những loài cây trồng. Các tác giả công trình khoa học này đã xác định được họ gen mã hóa “SUMO protease” và chứng minh được vai trò của OsOTS1 SUMO proteases khi cây bị stress do mặn.

Thật thú vị khi có hiện tượng câm gen trong cây lúa, OsOTS1 còn cho thấy làm giảm đáng kể tỷ lệ hạt lúa nẩy mầm. Khi thực hiện kỹ thuật knockdown gen OsOTS1, sự thể hiện gen này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của rễ lúa thông qua làm giảm kích thước tế bào rễ thay vì gia tăng sự phân bào ở rễ.