Nghiên cứu: Cây trồng biến đổi gen giúp hỗ trợ kiểm soát bảo tồn sinh học

Ngày cập nhật 31 Tháng Mười Hai 2019

Cây trồng biến đổi gen (GE) sản xuất protein diệt côn trùng từ Bacillus thuringiensis (Bt) (chủ yếu là protein Cry) đã trở thành một phương thức kiểm soát chính đối với một số loài sâu hại chính Lepidopteran và Coleopteran chủ yếu là ngô, bông và đậu tương. Như với bất kỳ phương thức quản lý nào, mối lo ngại việc sử dụng cây trồng GE có thể gây ra tác động bất lợi đối với các loài không phải chủ đích có giá trị, bao gồm các loài săn mồi động vật chân đốt và Parasitoids góp phần kiểm soát sinh học. Trong hơn 20 năm qua, đã có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết thông qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực địa về các tác động không phải cây trồng chủ đích sản xuất protein Cry. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu chứng minh các protein diệt côn trùng được triển khai ngày nay không gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn cho thiên địch. Hơn nữa, khi cây trồng Bt thay thế thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp để kiểm soát dịch hại mục tiêu, điều này tạo ra một môi trường hỗ trợ cho việc bảo tồn thiên địch. Cũng là một phần của chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) tổng thể, cây trồng Bt có thể góp phần kiểm soát sinh học hiệu quả hơn đối với cả sâu hại chủ đích và không chủ đích.

Việc sử dụng các phương pháp xử lý hạt giống có tính trừ sâu trong các loại cây trồng chính (Bt hoặc không Bt) có thể làm giảm các lợi ích tích cực thông qua việc giảm thuốc trừ sâu trên lá và đất. Việc áp dụng quy mô lớn đối với cây trồng Bt ở một số nơi trên thế giới đã ảnh hưởng tới các quần thể dịch hại chủ đích có lợi. Việc sử dụng cây trồng Bt thường thay thế thuốc trừ sâu phổ rộng hóa học (thuốc xịt qua lá và thuốc trừ sâu đất). Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ và có thể ở các nơi khác trên thế giới, lợi ích này phần nào bị phản tác dụng khi áp dụng phương pháp xử lý hạt giống thuốc trừ sâu (cho cả cây trồng Bt và không Bt) để quản lý sâu bệnh đầu mùa.

Hinh 3

Hình ảnh: Áp dụng toàn cầu (tính theo%) cây trồng GE (ngô, bông, đậu tương, cà tím) với các tính trạng kháng côn trùng  (Nguồn: ISAAA, 2017 )

Đối với cây trồng biến đổi gen Bt, Theo Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia (NASEM, 2016 ) ở Mỹ trên cơ sở dữ liệu có sẵn, đã phát hiện trồng cây Bt có xu hướng dẫn đến đa dạng sinh học cao hơn về côn trùng tại các trang trại hơn là trồng các giống tương tự mà không có tính trạng Bt đã được xử lý bằng thuốc trừ sâu tổng hợp. Trước đó, theo Viện Hàn lâm Châu Âu: có bằng chứng thuyết phục rằng cây trồng biến đổi gen có thể đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững với lợi ích cho nông dân, người tiêu dùng, môi trường và nền kinh tế ( EASAC, 2013). 

Nguồn: sciencedirect.com