Thông tư số 30/2009/TT-BNNPTNT

Ngày cập nhật 4 Tháng Mười Một 2016

Ban hành ngày 04/06/2009, quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.

 

Số văn bản: 30
Ký hiệu: 30/2009/TT-BNNPTNT
Ngày ban hành: 04/06/2009
Ngày hiệu lực: 04/06/2009
Người ký: Diệp Kỉnh Tần – Thứ trưởng
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
Phân loại: Thông tư
Trích yếu: Ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm
Tải xuống: 2312200921223CH_TT30BNN.DOC

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

______________

Số: 30/2009/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________________

HàNội, ngày  04  tháng 06  năm 2009

 

THÔNG TƯ

Ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thúy đối với sản xuất, kinh

doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm

_____________________

 

Căn cứ Nghị định số01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thúy;

Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11năm 2008 của Chính phủ  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Pháp lệnh Thú y;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinhdoanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm như sau:

 

Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
  1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định vềkiểm tra, giám sát đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật và giết mổđộng vật sử dụng làm thực phẩm bao gồm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát vàtổ chức thực hiện, hệ thống kiểm tra, giám sát, sử dụng thuốc thú y, thức ăndùng trong chăn nuôi gia súc và gia cầm, xử lý vi phạm và phân công trách nhiệmcủa các cơ quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

  1. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đốivới tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài có liên quan đến việc sản xuất, kinhdoanh sản phẩm động vật và giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.

Điều 2. Giải thích từngữ

Trong Thông tư này, các từngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Sản phẩm động vật làthịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, sữa, sản phẩm của sữa ở dạng tươisống và sơ chế sử dụng làm thực phẩm.
  2. Sản xuất sản phẩm độngvật là chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích lấy sản phẩm động vật sử dụnglàm thực phẩm.
  3. Cơ sở sản xuất sản phẩmđộng vật (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) là cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cóhoạt động sản xuất sản phẩm động vật.
  4. Kinh doanh sản phẩm độngvật là hoạt động thu gom, sơ chế, bảo quản, san lẻ, bao gói, vận chuyển, phânphối, làm đại lý, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm động vật.
  5. Cơ sở kinh doanh sảnphẩm động vật (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) là cơ quan, đơn vị, tổ chức, cánhân có hoạt động kinh doanh sản phẩm động vật.
  6. Giết mổ động vật là hoạtđộng giết mổ gia súc, gia cầm và những động vật khác nhằm mục đích làm thựcphẩm.
  7. Cơ sở giết mổ động vậtlà tổ chức, cá nhân có hoạt động giết mổ động vật.

 

Chương II

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y

Điều 3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch

  1. Đối với kế hoạch kiểmtra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu:
  2. a) Xây dựng kế hoạch:

Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, giámsát hàng năm và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấpkinh phí để thực hiện kế hoạch.

  1. b) Tổ chức thực hiện:

Sau khi kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônphê duyệt và cấp kinh phí, Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu; đồngthời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônkết quả kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu đã thực hiện, kế hoạch thực hiện nămtiếp theo và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩmđộng vật khi có yêu cầu.

  1. c) Vụ kế hoạch, Tàichính, Khoa học công nghệ và môi trường, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản vàthuỷ sản phối hợp với Cục Thú y xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tíchmẫu sản phẩm động vậthàng năm.
  2. Đối với kế hoạch kiểmtra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước:

Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh):

  1. a) Chủ trì xây dựng kếhoạch kiểm tra, giám sát hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấpkinh phí để thực hiện kế hoạch;
  2. b) Chỉ đạo Chi cục Thú yphối hợp với các Ban, ngành liên quan trong tỉnh triển khai thực hiện kế hoạchđược phê duyệt.

Điều 4. Thời gian thựchiện việc kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích

  1. Việc kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tíchtại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật được thựchiện trong các tháng 2 – 4 và các tháng 10 – 12 hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt.
  2. Số lượng và chủng loại mẫu lấy phân tíchtheo kế hoạch đã xây dựng. Trong  trường hợp cần thiết, việc lấy mẫu và kiểm tracó thể được thực hiện đột xuất.

Điều 5. Cơ quan thực hiện việc lấy mẫu phân tích

  1. Trungtâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệmcác chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trongsản phẩm động vật thuộc địa bàn quản lý theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí.
  2. Chi cụcThú y thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật vàphân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã đượcUỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí.

Điều 6. Quy định về việc lấy mẫu, phân tích mẫu

Việc lấy mẫu,số lượng mẫu lấy và phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư theo kế hoạch hàng nămkèm theo.

Điều 7. Quy định về lưu giữ kết quảphân tích

Kết quả phân tích mẫuđược lưu giữ tại cơ quan phân tích và được gửi tới các cơ quan có liên quan.

Điều 8.Kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu

  1. Việc lấymẫu phục vụ kiểm dịch lô hàng xuất, nhập khẩu được thực hiện theo quy định vềkiểm dịch xuất, nhập khẩu.
  2. Số lượngmẫu lấy xét nghiệm, phân tích tuỳ thuộc vào khối lượng lô hàng xuất, nhập khẩu.
  3. Các chỉtiêu xét nghiệm, phân tích dựa vào yêu cầu từ phía nước nhập khẩu và quy địnhcủa pháp luật Việt Nam.
  4. Nếu pháthiện lô hàng có chứa vi sinh vật, các chất tồn dư gây hại vượt giới hạn cho phépthì kết quả xét nghiệm, phân tích phải được thông báo ngay cho cơ sở sản xuất,kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật biết và bắt buộc thực hiện cácbiện pháp xử lý theo quy định.
  5. Hồ sơkiểm dịch được lưu giữ tại cơ quan kiểm dịch.

Điều 9. Quy định về việc thông báo kế hoạch và báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hàngnăm.

Việc thôngbáo kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm; báo cáo kết quả thực hiện giám sát, sốlượng mẫu phân tích, số chỉ tiêu phân tích, xử lý mẫu phân tích hàng năm chonước nhập khẩu hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bởi các cơ quan, đơnvị có liên quan tại Chương VI của Thông tư này.

 

Chương III

HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 10.Hệ thống kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanhsản phẩm động vật, giết mổ động vật gồm:

  1. Đốivới việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu,nhập khẩu:
  2. a) CụcThú y.
  3. b) Cơquan Thú y vùng.
  4. c) Trungtâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II.
  5. d) Trungtâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và II.

đ) Chicục Thú y các tỉnh có liên quan.

  1. Đốivới việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùngtrong nước:
  2. a) SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  3. b) Chi cụcThú y.
  4. c) TrạmThú y cấp huyện.

Điều 11. Đối tượng được kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật,giết mổ động vật gồm:

  1. Cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật tiêu thụ trong nước và xuấtkhẩu, nhập khẩu.
  2. Cáccơ sở giết mổ động vật để tiêu thụ sản phẩm động vật trong nước và xuất khẩu.
  3. Cáccơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  4. Cáccơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Điều12. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc hệ thống kiểm tra, giám sát

Các đơnvị thuộc hệ thống kiểm tra, giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện nhữngcông việc được phân công đảm bảo hệ thống kiểm tra, giám sát khép kín từ khâusản xuất cho tới giết mổ động vật, vận chuyển, thu gom, sơ chế, bao gói, bảoquản và buôn bán sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm.

Điều13. Nghĩa vụ của các cơ sở được kiểm tra, giám sát

Các cơsở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thựcphẩm chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theoquy định, chấp hành việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan, mẫu phục vụkiểm tra, giám sát và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định củapháp luật.

 

Chương IV

SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN TRONG
CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT

Điều 14. Sử dụng thuốc thú y trong chănnuôi

  1. Chỉ sử dụng các loại thuốc cótrong danh mục thuốc được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn ban hành để phòng, trị bệnh cho động vật.

Nghiêm cấm sử dụng kháng sinhtrong danh mục bị cấm dùng trong chăn nuôi động vật.

  1. Thuốc phải được mua tại cửahàng được phép kinh doanh thuốc thú y.
  2. Nhãn thuốc thú y dùng trongchăn nuôi phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, trên nhãn bắt buộc phải ghi rõthành phần, chỉ định cụ thể đối với bệnh của động vật kèm theo hướng dẫn sử dụngthuốc.
  3. Khi sử dụng thuốc phải tuântheo đúng chỉ định bệnh ghi trên nhãn và hướng dẫn của cơ sở sản xuất. Cơ sởchăn nuôi phải có sổ sách theo dõi tình hình dịch bệnh và sổ tay điều trị bệnhcho động vật.
  4. Đối với những tổ chức, cá nhânchăn nuôi động vật cung cấp cho các cơ sở giết mổ động vật để xuất khẩu, ngoàiviệc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng thuốc thú y, thức ăn trongchăn nuôi mà còn phải thực hiện theo các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 15. Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi

  1. Thức ăn dùng cho chăn nuôiđộng vật phải ghi rõ thành phần, cách sử dụng, thời gian sản xuất và thời hạn sửdụng theo quy định.
  2. Nghiêm cấm việc phatrộn các chất kháng sinh trong danh mục bị cấm dùng, hoóc môn vào thức ăn nuôi.

 

Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều16. Xử lý khi sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra, giám sát

1.Trong quá trình xét nghiệm, phân tích mẫu sản phẩm động vật, nếu phát hiện thấynhững chỉ tiêu vệ sinh thú y bắt buộc phải kiểm tra, giám sát vượt quá giới hạncho phép, cơ quan Thú y tiến hành xử lý theo các bước sau đây:

  1. a) Thôngbáo ngay kết quả xét nghiệm, phân tích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sảnphẩm động vật, giết mổ động vật biết;
  2. b) Yêucầu doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh thích hợp;
  3. c) Kiếnnghị cấp có thẩm quyền đình chỉ ngay việc tiêu thụ sản phẩm động vật của các cơsở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật vi phạm;
  4. d) Tiếnhành điều tra, kiểm tra, đánh giá lại cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm độngvật, giết mổ động vật, trên cơ sở đó yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết đểtriệt tiêu các nguyên nhân. Việc tiêu thụ sản phẩm động vật chỉ được tiếp tụcsau khi đã xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý hiệu quả được côngnhận.
  5. Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan liênquan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trong vòng 01 năm liền đối với nhữngcơ sở vi phạm các quy định.
  6. CụcThú y thực hiện các biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sảnphẩm động vật, giết mổ động vật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu; Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn thực hiện các biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất,kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật phục vụ để tiêu thụ sản phẩm độngvật trong nước.

Điều17. Xử lý khi sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn

1.Trường hợp các lô hàng được xuất khẩu sang các nước, mà nước nhập khẩu phát hiệncó vi sinh vật, hoặc chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép,hoặc không đúng nguồn gốcthì chủ hàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặccơ sở giết mổ động vật có lô hàng đó phải báo cáo cho Cục Thú y để phối hợp vớicác cơ quan liên quan và nước nhập khẩu bàn biện phápđể xử lý lô hàng, đồng thời chủ hàng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý lôhàng.

2.Trường hợp các lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu vào Việt Nam không đạt tiêuchuẩn, cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền xử lý theo pháp luậtcủa nhà nước Việt Nam và thông lệ quốc tế, đồng thời thông báo cho cơ quan Thú ycó thẩm quyền của nước xuất khẩu biết đối với sản phẩm động vật nhập khẩu vàoViệt Nam không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y.

Điều18. Xử lý khi điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật,giết mổ động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y

  1. Yêucầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục như: sửa chữa, nâng cấp nhà xưởngsản xuất, dây chuyền công nghệ, quy trình kỹ thuật cho phù hợp và đạt tiêu chuẩntheo quy định.
  2. Kiếnnghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn những cơ sở không thểđảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y để khắc phục.
  3. Cáccơ sở tái phạm nhiều lần, hoặc không thể khắc phục các tồn tại, thì kiến nghịđình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc không cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật khi chưa được xácminh, thẩm định lại của cơ quan chuyên môn trong hệ thống kiểm tra, giám sáttheo sự phân công.

 

Chương VI

TỔ CHỨCTHỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm của Cục Thú y

  1. Xâydựng, trình duyệt, thực hiện, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát,xét nghiệm vi sinh vật, phân tích chất tồn dư trong sản phẩm động vật tại các cơsở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vậtphục vụ xuất khẩu.
  2. Hướngdẫn các Chi cục Thú y theo dõi, giám sát việc sản xuất và sử dụng thuốc thú ytrong chăn nuôi, điều trị bệnh động vật, bảo quản sản phẩm động vật.
  3. Phốihợp với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, Hiệp hội chăn nuôiđể tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi những hiểu biết về việc sử dụng hoá chất,thuốc thú y trong chăn nuôi và điều trị bệnh động vật; các quy định về thực hànhchăn nuôi tốt (GAHP); áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tớihạn (HACCP) trong giết mổ động vật, sơ chế và bảo quản sản phẩm động vật.
  4. Hướngdẫn việc xử lý các vi phạm trong việc sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm dùngtrong chăn nuôi.
  5. Theodõi hoạt động của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, kinhdoanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật trong hệ thống kiểm tra, giám sát; đềxuất, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đợt kiểm soát, giám sát dàihạn và hàng năm.
  6. Tổnghợp định kỳ thông tin, phân tích, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phù hợp vớiyêu cầu đã được đặt ra.
  7. Đềxuất việc điều chỉnh, xử lý các vi phạm về sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩmđộng vật, giết mổ động vật.
  8. Tổnghợp kế hoạch hàng năm, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, các điềuchỉnh, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ độngvật.

Điều20. Trách nhiệm của các Cơ quan Thú y vùng

  1. Hướngdẫn, phối hợp với các Chi cục Thú y quản lý, giám sát tình hình sản xuất, sơchế, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật từ các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinhdoanh sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
  2. Thựchiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, sơ chế, kinh doanh,tiêu thụ sản phẩm động vật từ các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩmđộng vật, giết mổ động vật trên địa bàn quản lý.
  3. Thựchiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuấtkhẩu, nhập khẩu theo quy định và sản phẩm động vật xuất khẩu theo yêu cầu củanước nhập khẩu, hoặc chủ hàng.
  4. Thựchiện các hoạt động điều chỉnh, xử lý các vi phạm trong quá trình sản xuất, sơchế, kinh doanh sản phẩm động vật.
  5. Báocáo kết quả hoạt động về Cục Thú y và thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liênquan.

Điều21. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II

  1. Thựchiện việc kiểm tra, giám sát: lấy mẫu và xét nghiệm, phân tích mẫu theo kế hoạchđã được phê duyệt hàng năm; tổng hợp và báo cáo số liệu về Cục Thú y sau các đợtlấy mẫu, phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm; thực hiện các chương trình nâng caonhận thức cho người tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổđộng vật; phổ biến, áp dụng các biện pháp GAHP.
  2. Thamgia các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến,kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật và phổ biến, hướng dẫn người chănnuôi, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật áp dụng các biệnpháp để đảm bảo vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật.
  3. Tổchức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật, sơchế, bảo quản sản phẩm động vật; xét nghiệm vi sinh vật, phân tích chất tồn dưđộc hại trong sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi cho Chi cục Thú y các tỉnhkhi có yêu cầu.

Điều22. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và II

  1. Hướngdẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thực hiện việc sản xuất, kinhdoanh thuốc thú y theo quy định.
  2. Thamgia thực hiện các chương trình, kế hoạch về thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sởsản xuất, kinh doanh thuốc thú y để chăn nuôi, phòng trị bệnh cho động vật.

Điều23. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương

  1. Xâydựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinhdoanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật hàng năm của địa phương.
  2. Chỉđạo Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sảnphẩm động vật, giết mổ động vật trên địa bàn quản lý.

Điều24. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y 

  1. Tổchức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế, chếbiến, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật theo kế hoạch hàng năm củađịa phương.
  2. Thựchiện quản lý, theo dõi, giám sát việc sản xuất và sử dụng hoá chất, thuốc thú ytrong chăn nuôi động vật trên địa bàn quản lý.
  3. Phổbiến, hướng dẫn người chăn nuôi, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổđộng vật áp dụng các biện pháp để đảm bảo vệ sinh thú y đối với sản phẩm độngvật.
  4. Phốihợp với các cơ quan thuộc Cục Thú y trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát cáccơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
  5. Xử lýcác vi phạm trong việc sử dụng các hoá chất, thuốc kháng sinh bị cấm sử dụngtrong chăn nuôi.

Điều25. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổđộng vật

  1. Chấphành các quy định về thực hành sản xuất tốt (GMP), các quy định về GAHP; áp dụnghệ thống HACCP trong giết mổ động vật, sơ chế và bảo quản sản phẩm động vật.
  2. Chỉsử dụng những loại hoá chất, thuốc thú y đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn cho phép. Không sử dụng hóa chất độc hại và kháng sinh bị cấm trongchăn nuôi động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật.

3.Thường xuyên thông báo diễn biến tình hình dịch bệnh của động vật, tình hình sảnxuất, kinh doanh sản phẩm động vật đến các cơ quan có liên quan để xử lý.

  1. Lậpdanh sách theo dõi động vật; lập sổ theo dõi, giám sát nguồn gốc của từng lôhàng sản phẩm động vật để phục vụ cho công việc truy nguyên nguồn gốc.
  2. Thựchiện việc lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm, phân tích theo kế hoạch hàng năm.
  3. Thamgia cùng với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, giám sát chất tồn dư, visinh vật ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, bao gói,bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ trongnước.
  4. Tổchức học tập, nâng cao kiến thức cho người tham gia trong chăn nuôi, giết mổđộng vật, sơ chế, bao gói, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật; trao đổithông tin để kịp thời điều chỉnh, khắc phục những tồn tại chưa đạt yêu cầu.
  5. Thôngbáo kết quả hoạt động của cơ sở, những sai phạm, xử lý sai phạm, các thông tincó liên quan đến các đơn vị có liên quan.

 

Chương VII

ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Điều 26.  Hiệu lực thihành

Thông tư này có hiệu lựcthi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

 

Nơi nhận:

– Văn phòng Chính phủ;

– Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;

– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư Pháp;

– Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng-Bộ NN&PTNT;

– Các đơn vị thuộc Cục Thú y;

– Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội liên quan;

– Các Công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật có liên quan;

– Các Công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn cho gia súc, gia cầm có liên quan;

– Lưu: VT, TY.