Nhóm các nhà sinh học quốc tế tạo ra giống cà chua mới nhờ chỉnh sửa hệ gen

Ngày cập nhật 4 Tháng Sáu 2018

Lần đầu tiên, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Brazil, Hoa Kỳ và Đức đã tạo ra một loại cây trồng mới từ một cây hoang dại trong một thế hệ duy nhất sử dụng công cụ chỉnh sửa hệ gen hiện đại CRISPR-Cas9. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Solanum pimpinellifolium, một giống cà chua hoang dại có nguồn gốc từ Nam Mỹ, làm cây mẹ và là tổ tiên của cà chua trồng hiện đại. Quả của cây hoang dạinhỏ như kích thước của đậu Hà Lan và năng suất thấp, nhưng thơm hơn và chứa nhiều lycopene hơn cà chua hiện đại. Các nhà nghiên cứu đã cải tiến cà chua hoang dại bằng cách sử dụng “multiplex CRISPRCas9” theo cách mà các cây con tạo ra các thay đổi nhỏ về di truyền trong sáu gen đã được công nhận là chìa khóa di truyền cho các tính năng trong giống cà chua trồng. Cà chua dại biến đổi gen có kích thước quả lớn gấp ba lần, tương ứng với kích thước của một quả cà chua bi. Hiện nay có số lượng quả tăng lên 10 lần, và hình dạng quả có hình bầu dục hơn so với quả tròn của cây dại. Tính trạng này là phổ biến bởi vì, khi trời mưa, quả tròn mở nhanh hơn quả hình bầu dục. Một đặc tính quan trọng khác là hàm lượng lycopene trong giống cà chua mới cao hơn gấp đôi so với bố mẹ hoang dại.

Nguồn: isaaa.org