Các nội dung quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen?

Ngày cập nhật 9 Tháng Tư 2012

CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30/11/2011 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn sinh học như sau:

 

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

*Đối với việc cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học:

–      Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhậnan toàn sinh học đối với môi trường và đa dạng sinh học.

–      Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an toàn sinh học.

–      Quyết định thành lập Hội đồng an toànsinh học.

–      Quy định mẫu giấy chứng nhận an toànsinh học.

–      Cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.

–      Thông báo cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

–      Lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và công bố danh mục trên trang thông tinđiện tử về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Đối với việc lưu giữ, đóng gói,vận chuyển sinh vật biến đổi gen:

–      Quy định cụ thể việc lưu giữ, đóng gói, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học, giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

* Đối với việc quản lý thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen:

–      Thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen.

–      Duy trì trang thông tin điện tử về an toàn sinh học.

–      Hướng dẫn cụ thể việc trao đổi, cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen.

* Kiểm tra, thanh tra:

–  Tổ chức kiểm tra, thanh tra liên ngành,đột xuất việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen.

  1. Bộ Khoa học và Công nghệ:

*Đối với việc quy định phòng thí nghiệm về sinh vật biến đổi gen

–      Hướng dẫn cụ thể về các điều kiện đốivới phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

–      Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ thục công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

–      Công nhận, thu hồi quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

–      Định kỳ kiểm tra hoạt động của phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

–      Thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan về việc công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

–      Quy định cụ thể nội dung an toàn sinhhọc trong phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

*Đối với việc dán nhãn:

–  Hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn đối với hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

3.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

* Đối với nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

–      Hướng dẫn chi tiết nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Hướng dẫn chi tiết yêu cầu đối với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Hướng dẫn cụ thể các điều kiện côngnhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Định kỳ kiểm tra hoạt động của cơ quan khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Công nhận, thu hồi quyết định công nhậncơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tụccấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Định kỳ kiểm traviệc tuân thủ các yêu cầu trong giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Cấp, từ chối cấp và thu hồi giấy phép khảo nghiệm sinh vậtbiến đổi gen.

–      Thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan về việc cấp hoặc thu hồi giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

–      Quy định chi tiết mẫu giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

* Đối với quy định Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm:

–      Quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

–      Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen.

–      Quyết định thành lập Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen.

–      Quy định mẫu giấy xác nhận sinh vậtbiến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

–      Cấp, từ chối cấp và thu hồi giấy xác nhậnsinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

–      Thông báo bằngvăn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủđiều kiện sử dụng làm thựcphẩm và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

–      Lập danh mục sinh vật biến đổi gen đượccấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làmthực phẩm và công bốdanh mục trên trang thông tin điện tử.

* Đối với quy định Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi:

–      Quy định cụ thểtrình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụnglàm thức ăn chăn nuôi.

–      Quy định cụ thểchức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôibiến đổi gen.

–      Quyết định thành lập Hội đồng an toànthức ăn chăn nuôi biến đổi gen.

–      Quy định mẫu giấy xác nhận sinh vậtbiến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

–      Cấp, từ chối cấp và thu hồi giấy xác nhận sinh vật biếnđổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

–      Thông báo bằngvăn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủđiều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và thông tin trên các phương tiện thôngtin đại chúng.

Lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhậnsinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và công bốdanh mục trên trang thông tin điện tử

4.Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Công an (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường), và UBND các địa phương:

– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý rủi ro và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có rủi ro xảy ra.

– Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.